Chan toc yeu thieu chat gi? Dau hieu nhan biet

Đôi khi có những bạn từ khi sinh ra đã sở hữu mái tóc mỏng và yếu hoặc do tóc đã trải qua quá trình tiếp xúc với hóa chất. Nhưng cho dù là tự nhiên hay do những nguyên nhân nào thì phái đẹp cũng nên chú ý đến các cách chăm sóc mỏng và yếu đúng cách nhé!

Đôi khi có những bạn từ khi sinh ra đã sở hữu mái tóc mỏng và yếu hoặc do tóc đã trải qua quá trình tiếp xúc với hóa chất. Nhưng cho dù là tự nhiên hay do những nguyên nhân nào thì phái đẹp cũng nên chú ý đến các cách chăm sóc mỏng và yếu đúng cách nhé!

Dấu hiệu nhận biết tóc mỏng và yếu

Những cô nàng tóc mỏng cần phải chú ý, vì có thể nguyên nhân của việc tóc mỏng là tóc yếu, dễ bị gãy rụng. Tóc yếu thường xuất hiện ở dạng chẻ ngọn và gãy từ chân tóc.

Bạn có thể dùng nước để kiểm tra độ chắc khỏe của tóc, bạn chỉ cần lấy một sợi tóc cuộn tròn rồi thả vào cốc nước, nếu tóc thưa mỏng và yếu thường mau chóng thấm nước và chìm xuống, ngược lại nếu tóc khỏe sẽ nổi lên mặt nước.

Bạn có thể kiểm tra độ dày và độ bóng mượt hoàn toàn bằng mắt thường như đưa tay sờ vào tóc, soi gương và quan sát phần thân tóc. Ngoài ra, độ đàn hồi cũng là một trong những dấu hiệu bạn cần quan tâm để kiểm tra sức khỏe của mái tóc.

Trung bình mỗi ngày có khoảng 60-100 sợi tóc rụng xuống trên cơ thể của một người bình thường. Vấn đề chỉ thực sự đáng lo khi bạn rụng tóc trên 100 sợi/ ngày. Khi lượng tóc vương lên lược nhiều và quan sát thấy những mảng tóc thưa mỏng đi rõ rệt, bạn cần phải có cách chăm sóc tóc mỏng và yếu đúng cách để ngăn chặn kịp thời.

Chân tóc yếu thiếu chất gì?

Trước khi đến với cách chăm sóc tóc mỏng và yêu mọi người cần biết được chân tóc đang thiếu chất gì. Nếu cơ thể không đảm bảo những dinh dưỡng này có thể khiến phần tóc bị hư tổn, yếu và dễ gãy rụng. Theo các chuyên viên, chân tóc yếu có thể vì thiếu một vài các dưỡng chất sau:

Thiếu vitamin các loại: Một vài loại vitamin như A, B, E… có tác dụng giúp tóc chắc khỏe, mọc dài và mượt mà hơn. Nếu thiếu có thể khiến chân tóc yếu và từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ mái tóc.

Kẽm: Tóc yếu, dễ gãy rụng có thể là minh chứng cho việc cơ thể đang thiếu kẽm.

Canxi: Không chỉ với xương khớp mà canxi còn đặc biệt tốt cho lông, tóc. Do vậy nếu mọi người không cung cấp đủ cho cơ thể sẽ khiến tóc bị yếu.

Selen: Khoáng chất rất hiệu quả trong việc dưỡng tóc, bảo vệ nang tóc khỏi các vấn đề nghiêm trọng.

Axit béo: Việc chân tóc yếu cũng có thể là biểu hiện cơ thể đang thiếu Axit béo.

Làm sao để chân tóc chắc khỏe?

Bên cạnh những biện pháp trên mọi người cũng cần chú ý chăm sóc thật kỹ vùng chân tóc. Chân tóc khỏe là điều rất quan trọng để hạn chế gãy rụng, giúp tóc không quá mỏng và yếu. Theo đó mọi người có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ sau:

Luôn đảm bảo tóc da đầu sạch sẽ: Để chân tóc chắc khỏe đòi hỏi da đầu phải luôn sạch sẽ. Mọi người nên sử dụng các loại dầu gội, xả chuyên dụng vừa có thể làm sạch lại có thể dưỡng ẩm, không làm da đầu cũng như chân tóc bị khô.

Gội đầu đúng cách: Muốn chân tóc chắc khỏe mọi người nên gội đầu đúng cách. Đặc biệt cần chú ý không nên cào quá mạnh vào vùng da đầu vì có thể khiến chân tóc bị tổn thương, gãy rụng nhiều hơn. Thay vào đó hãy massage nhẹ nhàng hoặc dùng các sản phẩm chuyên dụng để gội đầu.

Dùng xịt dưỡng chân tóc: Dưỡng chân tóc chắc khỏe có nhiều sản phẩm xịt dưỡng chiết từ tự nhiên như bưởi, tinh dầu trà… Chị em có thể tham khảo mùa dùng để cải thiện vùng chân tóc.

Không thức khuya: Có thể mọi người chưa biết nhưng thức khuya là nguyên nhân hàng đầu khiến chân tóc yếu, gãy rụng nhiều. Do vậy hãy ngủ đúng giờ, tránh thức khỏe ảnh hưởng sức khỏe và cả mái tóc.

Dùng viên uống bổ sung dinh dưỡng: Ngoài chế độ ăn uống khoa học mọi người cũng có thể tham khảo các viên uống để việc bổ sung dinh dưỡng cho chân tóc được tốt hơn.