Nen lam gi khi mun boc moc o mui tai nha?

Với vấn đề “Có nên nặn mụn bọc ở mũi không?” thì nhiều chuyên gia khuyên rằng tuyệt đối không tự xử lý tại nhà. Thế nhưng vẫn có nhiều bạn thực hiện nặn mụn bọc khi còi đã chín, kết quả là mụn hết hoàn toàn và không còn đau nhức nữa. Vậy đâu mới là điều đúng đắn, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về mụn bọc ở mũi

Mụn bọc ở mũi, còn được gọi là mụn bọc mũi hay mụn mủ mũi, thường là kết quả của nhiễm trùng lông mũi hoặc lỗ chân lông trên mũi. Đây có thể là một vấn đề khá phổ biến và thường gặp. Dưới đây là một số thông tin và cách điều trị mụn bọc ở mũi:

broken image
  • Không nên bóp mụn: Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn nên tránh bóp mụn bọc ở mũi, bởi vì điều này có thể làm cho nhiễm trùng lan rộng và gây tổn thương cho da.
  • Vệ sinh da cơ bản: Hãy giữ da mặt sạch bằng cách rửa mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt nhẹ và nước ấm. Hạn chế việc sử dụng sản phẩm chứa chất tẩy trang cứng.
  • Sử dụng thuốc chống nhiễm trùng: Nếu mụn bọc trở nên đỏ, sưng, và đau, bạn có thể sử dụng một sản phẩm chống nhiễm trùng không chứa cồn để làm sạch mụn. Sản phẩm này thường có tên là "alcohol-free antiseptic."
  • Thuốc mỡ chống viêm: Bạn có thể thử sử dụng một loại thuốc mỡ chống viêm như mupirocin để giúp làm dịu và giảm viêm nhiễm.
  • Khám bác sĩ: Nếu tình trạng mụn bọc không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau một thời gian, bạn nên thăm bác sĩ. Bác sĩ có thể xem xét và ghi toa thuốc hoặc tiến hành xử lý nếu cần.
  • Hạn chế tiếp xúc với khuẩn: Tránh tiếp xúc với khuẩn bằng cách không đặt tay lên mũi hoặc không chạm mặt bằng tay dơ.

Nếu bạn có một mụn bọc mũi đau và không chắc chắn cách điều trị, hãy tìm lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu.

Vậy nên làm gì khi mụn bọc mọc ở mũi?

Như được đề cập ở trên, chúng ta đã trả lời được câu hỏi có nên nặn mụn bọc ở mũi không?. Thay vào đó, hãy đến ngay các trung tâm da liễu, spa trị mụn để được điều trị bởi bác sĩ da liễu, chuyên da. Và được lấy nhân mụn bởi các kỹ thuật viên để không nhiễm trùng, để lại sẹo rỗ, sẹo thâm như được chia sẻ ở trên.

Tuy nhiên, nếu vùng bạn sống không có trung tâm da liễu, hay các spa chuyên điều trị về mụn. Bạn nên làm gì để nặn mụn bọc an toàn?

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần phải nắm nếu muốn nặn mụn mà không để lại bất kỳ hậu quả nào.

Đến trị mụn bởi chuyên gia là việc bạn nên làm

Thời gian nặn mụn

Hãy chú ý đến thời gian nặn mụn. Điều này có nghĩa là mụn đã chính hay chưa, còn sưng và đau hay không. Phần đỉnh mụn đã xuất hiện đầu trắng hay chưa….

Vì là nặn mụn tại nhà, nên bạn tuyệt đối không nặn những nốt mụn bọc đang còn sưng và có cảm giác đau nhức. Việc cố tình nặn những nốt mụn này sẽ khiến chúng sưng to hơn, viêm nặng hơn và có thể lây lan ra những vùng da lân cận.

Nếu bạn không biết mụn khi nào chính, hãy đợi một thời gian đến khi nốt mụn đã hết nhức, đầu, và cồi mụn có thể nhìn thấy được bằng mắt.

Nên chọn những nốt mụn có kích cỡ nhỏ và nằm riêng lẻ trên da.

Luôn đảm bảo vệ sinh khi nặn mụn

Hãy chắc chắn bạn đã khử trùng dụng cụ nặn mụn và tay của mình sạch sẽ. Tất cả cần phải được vệ sinh sạch sẽ để không khiến tình trạng mụn nặng thêm.

Không nặn mụn bọc ở những vùng nguy hiểm (mũi, quanh miệng, cằm)

Nhiều người rất hay nhầm lẫn mụn bọc và mụn đinh râu. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý những vị trí không nên nặn mụn như là vùng mũi, quanh miệng và cằm. Đây là 3 vị trí thường xuyên xuất hiện của mụn đinh râu. Và mụn đinh râu lại là loại mụn cực kỳ nguy hiểm đến người bị.

Những vùng bạn có thể nặn mụn bọc, đó chính là: trán, má, lưng…(bỏ câu này đi)

Mụn bọc ở mũi bao lâu thì khỏi

Mụn bọc ở mũi hay các vùng da khác đều xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên là đau, hơi sưng đỏ. Tiếp đến mụn sẽ sưng lớn, mưng mủ, gôm nhân mụn mụn chín. Thời gian từ lúc mụn hình thành đến khi chín sẽ phụ thuộc vào cơ địa cũng như cách chăm sóc da mụn của từng cá nhân. Thông thường thời gian này sẽ kéo dài từ 5 - 7 ngày. Trong thời gian này, người bị mụn phải kiên nhẫn chờ đợi mụn khô và còi gom hoàn toàn, sau đó mang ra người có chuyên môn để xử lý để giảm tình trạng da bị tổn thương sau khi nặn.

Sau khi mụn đã được xử lý, thì thời gian tổn thương lành hẳn dao động từ 4-6 ngày. Trong những ngày này, bạn cần ra sức chăm sóc, sử dụng thuốc bôi ngoài da, giữ gìn vệ sinh da thật tốt, … để mụn nhanh lành.

Lời kết

Tóm lại, khi ở nhà, chúng ta có nên nặn mụn bọc ở mũi không? Câu trả lời vẫn là không. Việc nặn mụn bọc ở mũi tại nhà sẽ gây ra rất nhiều hệ quả nguy hiểm. Nếu bạn muốn xử lý mụn bọc, hãy tìm đến các trung tâm điều trị da, bệnh viện da liễu, spa để được hướng dẫn và xử lý an toàn hơn nhé!

Hy vọng bài viết đã làm bạn thỏa mãn với câu hỏi có nên nặn mụn bọc ở mũi không.Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy. Để có thể cập nhật được những tin tức mới nhất về làm đẹp, đừng quên theo dõi website của Seoul Academy nhé!